-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH SỎI THẬN & TÁC DỤNG CỦA NƯỚC ION KIỀM VỚI BỆNH THẬN
Sỏi thận (hay sạn thận) là loại sỏi hình thành trên đường tiết niệu. Việc phát hiện kịp thời sỏi thận sẽ trở thành chìa khóa quan trọng góp phần hỗ trợ điều trị thành công căn bệnh này.
Nội dung
Nguyên nhân hình thành sỏi thận
Sỏi thận là hiện tượng lắng đọng những chất khoáng trong thận, lâu ngày kết tạo thành sỏi. Theo thời gian tinh thể sẽ càng ngày càng lớn dần, tạo thành viên sỏi thận lớn không thể tự thoát ra ngoài, gây đau đớn dữ dội cho người bệnh. Lâu ngày sỏi thận có thể gây viêm nhiễm, xơ hóa đường niệu.
Các viên sỏi nhỏ có thể tự tống ra ngoài một cách tự nhiên mà không cần phải can thiệp đặc hiệu gì. Tuy nhiên khi sỏi bị mắc kẹt lại trong niệu quản sẽ cần phải thực hiện tán sỏi hay phải mổ để lấy sỏi ra ngoài.
Nguyên nhân chính hình thành sỏi thận là do uống ít nước. Ngoài ra còn do chế độ ăn uống không khoa học gây bệnh cho thận và các nguyên nhân khác như:
- Sử dụng thuốc tây trong thời gian dài
- Uống nhiều các loại nước ngọt, nước có gas
- Ăn nhiều loại đồ ngọt, bánh mì
- Chế độ ăn mặn với quá nhiều muối
- Nạp canxi, vitamin C sai cách: cơ thể thừa các vi chất này sẽ tăng nguy cơ bị sỏi thận. Đối với canxi, khi thừa chúng sẽ cạnh tranh và ức chế việc hấp thu các ion khoáng khác và làm cho thận trở nên quá tải. Còn với vitamin C khi dư thừa chúng sẽ chuyển hóa thành gốc Oxalat.
- Hậu quả của trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày, táo bón, tiêu chảy,… cũng có thể hình thành sỏi Canxi oxalat. Tiêu chảy làm mất nước, mất các ion Na+, K+,… từ đó làm giảm lượng nước tiểu, nồng độ oxalat trong nước tiểu tăng lên và hình thành sỏi thận.
- Theo các nghiên cứu, người bị béo phì có nguy cơ mắc sỏi thận cao hơn người bình thường.
Bị sỏi thận lâu sẽ dẫn đến suy thận. Theo khảo sát, tỷ lệ mắc bệnh trước 70 tuổi ở nam giới khoảng 10%, nữ giới khoảng 5%. Bệnh có nguy cơ tái phát ở những người đã từng mắc trước đó.
Các loại sỏi thận
Sỏi ở hệ tiết niệu thường được phân loại theo thành phần hóa học, gồm:
- Sỏi calcium: là loại sỏi thường gặp nhất, chiếm đến 80 – 90% bệnh sỏi thận. Sỏi này có sỏi Calci Oxalat và Calci Phosphat. Ở các nước nhiệt đới như Việt Nam, sỏi Calci Oxalat chiếm tỷ lệ cao. Sỏi này rất cứng và cản quang, có hình dáng gồ ghề, màu vàng hoặc màu nâu.
- Sỏi phosphat là loại Magnésium Ammonium Phosphate hay còn gọi là sỏi nhiễm trùng, thường do nhiễm trùng niệu lâu ngày gây ra, đặc biệt là do vi khuẩn proteus. Sỏi có màu vàng và hơi bở, thường rất lớn, có thể lấp kín các đài bể thận gây ra sỏi san hô.
- Sỏi acid uric hình thành do quá trình chuyển hóa chất purin tăng trong cơ thể. Tăng purin có thể do các nguyên nhân như nhiều thức ăn có chứa purin (như lòng heo, lòng bò, thịt cá khô, thịt đỏ,…), người bị bệnh gout hoặc do phân hủy các khối ung thư khi dùng thuốc hóa trị liệu.
- Sỏi cystine hình thành do sai sót của việc tái hấp thu chất cystine ở ống thận. Loại sỏi này ít gặp ở Việt Nam.
Dấu hiệu bệnh sỏi thận
Cơn đau quặn ở thận
Biểu hiện rõ ràng nhất khi thận có sỏi là chúng gây đau dữ dội. Sỏi gây đau ở vùng hố thắt lưng một bên, lan ra phía trước, xuống dưới. Đó là khi khởi phát, xuất hiện rất đột ngột, khi thực hiện một động tác gắng sức. Sau đó cường độ đau mạnh hơn. Người bệnh thường đau quằn quại, dù thay đổi bất cứ tư thế nào cũng không thuyên giảm cơn đau.
Có hai trường hợp của cơn đau sỏi thận:
- Cơn đau do sỏi ở thận do sự tắc nghẽn bể thận và đài thận: cơn đau xuất hiện ở hố thắt lưng, dưới xương sườn 12, đau lan về phía trước hướng về rốn và hố chậu.
- Cơn đau sỏi niệu quản: xuất phát từ hố của thắt lưng lan dọc xuống dưới theo đường niệu quản, đến hố chậu bộ phận sinh dục, mặt trong của đùi.
Triệu chứng đi kèm theo cơn đau sỏi thận còn có buồn nôn, nôn mửa, chướng bụng do liệt ruột. Bệnh nhân có thể rét run, bị sốt nếu có kèm theo nhiễm trùng tiết niệu.
Không có sự liên quan giữa kích thước hay số lượng sỏi thận với việc xuất hiện và cường độ cơn đau quặn thận. Một số trường hợp sỏi ở thể yên lặng nên người bệnh hoàn toàn không có triệu chứng đau, hoặc đau không rõ ràng như ê ẩm vùng thắt lưng một hoặc hai bên,…
Tiểu ra máu
Trường hợp sỏi có bề mặt nhám, gai san hô cọ xát vào đường tiểu gây tiểu ra máu. Bình thường sỏi thận không gây ra hiện tượng này. Tuy nhiên, do bệnh nhân hoạt động nhiều, hoặc vận động mạnh thì gây tiểu ra máu.
Tắc đường tiểu
Những hòn sỏi có kích thước to hơn đường tiểu sẽ làm tắc nghẽn sự lưu thông của đường tiểu, bao gồm bí tiểu, bế tắc thận, thận ứ nước căng to.
Nước tiểu lẫn cặn hoặc có màu bất thường
Nước tiểu có lẫn cặn do nhiều chất cặn bã lắng đọng được thải ra ngoài và thường không có mùi nhiều. Còn nước tiểu có màu bất thường là bị viêm nhiễm do sỏi cọ xát và nước tiểu có mùi hôi.
Cách phòng tránh sỏi thận
Để phòng ngừa cũng như điều trị sỏi thận giai đoạn khởi điểm cách tốt nhất là uống đủ nước. Nước rất quan trọng với quá trình trao đổi chất và bài tiết độc tố của cơ thể.
Với người bình thường chỉ cần duy trì uống nước đầy đủ, hạn chế các thức ăn gây sỏi thận là được. Đối với người mới ở giai đoạn đầu, kích thước sỏi còn nhỏ, có khả năng tống ra ngoài qua đường tiểu thì nên uống nhiều nước và thường xuyên vận động.
Bạn có thể chọn môn nhảy dây vì khi nhảy, các viên sỏi có thể tách rời khỏi niêm mạc thận, tăng cơ hội tự đào thải, nhất là các viên sỏi nằm ở đài dưới.
Quan trọng là phải đi tiểu. Nước tiểu có màu vàng trong. Nếu thấy nước tiểu có màu vàng đậm thì cần xem lại lượng nước uống một ngày đã đủ hay chưa.
Uống nước ion kiềm là một cách giúp ngăn chặn sỏi thận ngay từ đầu. Thậm chí khi đã bị sỏi thận nó vẫn hỗ trợ cải thiện bệnh, hòa tan sỏi thận dần dần và tống chúng ra ngoài. Bởi nước ion kiềm có chứa các ion canxi. Ion canxi này khi gặp sỏi thận (có tính axit, hầu hết các sản phẩm chất thải đều có tính axit) sẽ giúp hòa tan bớt sỏi thận, làm sỏi nhỏ lại và được thải ra ngoài qua đường nước tiểu.
Nhiều người nhầm tưởng rằng khi bị sỏi thận thì nên hạn chế nạp canxi nhưng điều này không đúng. Càng thiếu canxi thì nguy cơ sỏi thận càng cao. Do đó khi ion canxi được nạp vào cơ thể chúng sẽ giúp hòa tan bớt kết tủa sỏi thận.
Mặt khác cần phân biệt ion khoáng khác với các khoáng thô thường gặp ở các loại nước thông thường. Chúng sẽ hỗ trợ làm tan dần sỏi thận thay vì gây tích tụ thêm như khoáng thô. Do đó người bị sỏi thận khi uống nước ion kiềm sẽ làm sỏi thận dần dần tan bớt, nhỏ lại và cơ thể sẽ tự thải ra ngoài.
Đồng thời nước còn có tính kiềm tự nhiên, giúp trung hòa lượng axit dư thừa, cân bằng lại tính axit – kiềm trong cơ thể, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, góp phần giảm nguy cơ mắc sỏi thận.
Hy vọng với những thông tin trên đây mọi người đã có thêm thông tin về bệnh sỏi thận và biết được cách phòng ngừa cũng như cải thiện bệnh tình. Không nên chủ quan mà ngay khi phát hiện cơ thể có biểu hiện bất thường hãy đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám sớm nhất. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh và thành công.